Quá đáng sợ mọi người ạ, gần 800.000 người Việt đang bị suy thận giai đoạn cuối, các máy chạy thận ở Việt Nam đang làm việc hết công suất mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu.
Đây là thông tin vừa được PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội lọc máu Việt Nam đưa ra tại hội nghị hưởng ứng ngày toàn thế giới phòng chống bệnh Thận tổ chức ngày 9/3 tại Bệnh viện Việt Đức. Chuyên gia này cũng cho biết thêm, tất cả các Trung tâm chạy thận đều quá tải bởi số bệnh nhân lọc máu vượt xa với số máy đang có.
Mỗi ngày, có thêm 200 bệnh nhân mới trong cả nước phải bước vào chu kỳ chạy thận khiến tất cả các đơn vị chạy thận nhân tạo đều quá tải.
Trên thực tế, với đại đa số các bệnh nhân, khi bác sĩ chẩn đoán suy thận thì đều phải chạy thận, với họ thực sự là cú sốc rất lớn. Bởi vì bị suy thận thì điều trị bảo tồn đã rất tốn kém, khi bước vào giai đoạn phải chạy thận càng là vấn đề lớn. Theo tính toán, chi phí điều trị cho các bệnh nhân thận mạn có thể lên tới 14 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể các khoản bệnh nhân tự chi trả.
Suy thận lúc đầu thường không có triệu chứng, ảnh: LS
Cuộc sống của người bệnh suy thận gắn liền với bệnh viện, cách ngày lại phải xếp hàng đi chạy thận, không ít trong số đó quá mệt mỏi buông xuôi vì không có bảo hiểm y tế, hay không gánh được các chi phí khác, phải từ bỏ điều trị, chấp nhận ‘ra đi’ nhanh chóng.
“Ở giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, suy thận tiến triển chậm, thường không ai tự nhận biết được. Từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 3, các dấu hiệu suy thận bộc lộ và từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 4 là bắt đầu tiến triển rất nhanh, bệnh nhân phải lọc máu. Vì thế, bệnh nhân suy thận cần có chiến lược khám sức khỏe định kỳ, phát hiện, điều trị để bệnh tiến triển qua các giai đoạn chậm nhất có thể”, PGS Dũng cho biết.
TS Nguyễn Thế Cường – Trưởng Khoa Thận lọc, Bệnh viện Việt Đức cho biết, mặc dù còn nhiều hạn chế về hiệu quả điều trị, lọc máu lọc máu vẫn là biện pháp điều trị thay thế thận cho người bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối phổ biến. Do đó, các cơ sở lọc máu cần tiến hành áp dụng nhiều biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả điều trị cho người bệnh.
So với lọc máu thì ghép thận có ưu thế hơn về chi phí điều trị. Vì thế cần có chính sách phù hợp để tăng khả năng ghép thận của người bệnh giai đoạn cuối, ghép thận từ người hiến sống và cả người hiến hư não.
Chi phí chạy thận rất tốn kém, ảnh: SK&ĐS
Đọc tình hình các chuyên gia phân tích trên mà cũng phải giật mình nhìn lại mọi người ạ. Vì sao bây giờ lại nhiều người bị suy thận như vậy? Tất nhiên bệnh có rất nhiều nguyên nhân, không phải ai cũng giống ai nhưng mà một trong số đó chính là thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hàng ngày.
Mọi người hãy tự biết bảo vệ chính mình, giữ sức khỏe cho thận bằng việc từ bỏ ngay những thói quen xấu sau đây. Đây là các thói quen gây hại cho thận về lâu dài do tiến sĩ Vijay Kher, Chủ tịch Viện Thận và Tiết niệu Fortis (Ấn Độ) cảnh báo.
Thứ nhất: Uống không đủ nước
Cần uống nước ngay cả khi không khát. Bởi vì thận cần nước để hoạt động, cơ thể thiếu nước sẽ gây tổn thương thận. Một người trưởng thành cần bổ sung từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Thứ 2: Nhịn tiểu
Tuyệt đối không nên bắt cơ thể phải ‘nhịn’ khi nó đã đưa ra tín hiệu muốn giải phóng nước trong cơ thể. Thói quen này khiến cơ thể vô tình giữ lại các chất đ/ộ/c hại mà đáng ra cần phải giải phóng ra ngoài. Nhịn tiểu nhiều có thể gây ra sỏi thận.
Uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe, ảnh: MDS
Thứ 3. Ăn mặn
Rất nhiều người Việt có thói quen này. Ăn món gì cũng cho rất nhiều muối, không chấm mắm là không ăn được. Mọi người nên thay đổi vì khi nạp quá nhiều muối sẽ rất hại cho thận, đặc biệt đối với người cao huyết áp.
Thứ 4. Ăn quá ngọt
Sau ăn mặn là đến ăn ngọt, cũng rất quen thuộc với nhiều người Việt.
Theo tiến sĩ Vijay: Tiêu thụ đồ ngọt quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận.
Thứ 5. Uống thuốc bừa bãi, không theo kê đơn của bác sĩ
Tiến sĩ Vijay khẳng định: 90% lượng thuốc mà bạn uống vào cơ thể được đào thải qua thận. Với người có thận hoạt động kém thì việc này có thể gây ra các tác hại nặng nề. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thứ 6. Uống rượu và h/ú/t t/h/u//ốc
Những người thường xuyên uống rượu hay nghiện rượu nặng có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính cao hơn người khác. Thậm chí, khi bạn tham gia một bữa tiệc uống rượu say, khoảng hơn 4 – 5 ly trong vòng chưa tới 2 giờ, nó có có thể gây ra suy thận cấp.
Tương tự như rượu, t/h/u/ố/c l/á rất hại cho thận, nó được chứng minh là có thể trực tiếp gây ra các bệnh về thận.
Thứ 7. Ăn quá nhiều thịt (quá tải chất đạm)
Chuyên gia cho rằng, việc tiêu thụ quá nhiều đạm, nhất là thịt đỏ có thể gây ra các bệnh về thận. Lý do là vì các chất đ/ộ/c như nitơ và amoniac được thận thải ra thông qua nguồn đạm, khi một người ăn quá nhiều đạm sẽ khiến thận phải thực hiện lọc thải nhiều hơn, từ đó dẫn tới các tổn thương thận lâu dài.
Tốt nhất là chúng ta nên ăn những phần đạm nhỏ, đa dạng như trứng, cá, đậu và các loại hạt.