Hay tỉnh giấc vào ban đêm và 2 dấu hiệu này có thể là dấu hiệu cảnh báo tế bào ung thư đang tồn tại trong cơ thể bạn.
Gan là một cơ quan quan trọng và “im lặng”nhất trong cơ thể con người. Bởi gan hầu như không có dây thần kinh đau đớn nên khi có bệnh ở vùng này, cơ thể sẽ khó nhận biết hơn so với các cơ quan khác.
Dù vậy, vẫn có nhiều cách để nhận biết gan bị bệnh, một trong số đó là thông qua những biểu hiện bất thường của cơ thể được phản ánh rất rõ rệt trong giấc ngủ. Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu xuất hiện 4 dấu hiệu sau khi ngủ, gan của bạn có thể đang gặp phải vài vấn đề, tiềm ẩn nguy cơ ung thư, hãy đặc biệt cẩn trọng:
1. Dễ mất ngủ, thường thức giấc lúc 1-3 giờ
Từ 1-3 giờ sáng là “khung giờ vàng” với gan. Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, đây là thời điểm kinh mạch gan hoạt động mạnh nhất, nếu gan yếu thì sẽ bị rối loạn giấc ngủ ban đêm, tinh thần bất ổn, ngủ không yên. Đối với những người bị viêm gan, việc ngủ không đủ giấc còn có thể khiến cho bệnh tình trở nặng.
Vì vậy, nếu bạn thường bị tỉnh giấc vào khung giờ này có nghĩa là lá gan đang thực sự cầu cứu, cần thay đổi giờ giấc sinh hoạt, điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn để nâng cao sức khỏe của lá gan.
2. Co thắt và chuột rút ở bắp và ngón chân
Nhiều người bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ vào ban đêm thường nghĩ do cơ thể bị thiếu canxi nhưng có thể nguyên nhân do bệnh gan.
Như chúng ta đã biết, gan là cơ quan chính chuyển hóa và bài tiết các chất độc dư thừa ra ngoài. Không những thế, Đông y Trung Quốc còn cho rằng “gan quản gân cốt”, điều khiển các cơ và tĩnh mạch trong cơ thể và có chức năng dự trữ máu. Nếu gan bị tổn thương thì lượng máu di chuyển đến gan sẽ giảm đi và các cơ, tĩnh mạch sẽ không được máu nuôi dưỡng, từ đó gây co thắt và làm xuất hiện tình trạng chuột rút ở bắp chân.
Hơn nữa, người có lá gan khỏe mạnh thì khả năng trao đổi chất tương đối tốt nên chất độc được đào thải kịp thời, không tích tụ chất độc trong cơ thể, tay chân rất linh hoạt, khi ngủ cơ thể sẽ không có triệu chứng gì bất thường.
3. Nghiến răng, nói mơ khi ngủ
Nghiến răng và nói mơ khi ngủ là hiện tượng sinh lý dễ xảy ra nên mọi người chưa để ý đến, tuy nhiên nếu những vấn đề này xảy ra thường xuyên hơn thì cần phải xem xét chức năng của gan có bị suy giảm không. Bởi theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, triệu chứng này xuất hiện là vấn đề xuất phát từ gan, do hỏa khí của tâm can quá vượng sinh ra hư nhiệt.
Nếu bạn thường xuyên nghiến răng, nói chuyện… khi đang ngủ thì hãy tăng cường chức năng gan mật bỏi khí huyết đầy đủ thì con người mới có một giấc ngủ ngon.
3 thói quen tốt mỗi ngày giúp gan khỏe mạnh
1. Đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc
Trong một ngày có hai thời điểm là thời gian ngủ tốt nhất, một là buổi trưa từ 11 giờ đến 13 giờ, hai là ban đêm: từ 11 giờ đến 1 giờ sáng. Trong 4 giờ này, máu chảy qua gan nhiều nhất, có lợi nhất cho quá trình phục hồi của gan, vì vậy đây là thời điểm tốt nhất để nuôi dưỡng gan.
Theo khảo sát, những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc ngủ sau 12 giờ đêm trong thời gian dài thì khả năng xuất hiện những bất thường về gan cao hơn những người ngủ nhiều. Người thức khuya nhiều sẽ dẫn đến lượng máu cung cấp cho gan không đủ.
2. Điều tiết cảm xúc
Những cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như tức giận, buồn bã,… tương ứng sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của gan. Muốn chăm sóc gan thì phải điều chỉnh tâm lý.
Một thái độ sống lạc quan, vui vẻ là nền tảng của một sức khỏe tốt. Một khi tâm trạng không tốt xuất hiện, bạn nên trò chuyện với những người xung quanh nhiều hơn, đừng buồn chán trong lòng mà có thể chọn cách trút bỏ để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Đây cũng là cách “bồi bổ” cho gan rất tốt.
3. Không hút thuốc hay uống rượu
Thuốc lá và rượu bia được coi là chất gây ung thư bậc nhất và tác hại của chúng rất rõ ràng tuy nhiên nhiều người lại không quan tâm đến vấn đề này.
Sau khi rượu vào cơ thể sẽ được gan phân hủy, rượu sẽ bị phân hủy thành acetaldehyde dưới tác dụng của các enzym hoạt động trong cơ thể, lâu ngày sẽ gây tổn thương tế bào và dẫn đến ung thư.
Trong quá trình đốt, thuốc lá sẽ tiết ra hơn 60 loại chất gây ung thư, ngoài ra còn có nhiều chất độc hại khác có thể gây ra những biến đổi ác tính đối với gen trong cơ thể, từ đó đẩy nhanh quá trình phá hủy gen.
Nói một cách dễ hiểu, ung thư là căn bệnh mãn tính có thể phòng ngừa và điều trị được. Khi không thay đổi được các yếu tố khách quan như di truyền, tuổi tác, lão hóa thì chúng ta chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, điều chỉnh lối sống sinh hoạt và nghỉ ngơi. Vì vậy, hình thành và duy trì một lối sống lành mạnh là điều cần thiết.