Người chồng trung niên cố gắng tìm mọi cách để cứu vợ giữa dòng nước nhưng cuối cùng, chính ông lại là người không thể giữ được sự sống của mình.

Sự việc đã được  báo chí chính thống đăng tải khiến nhiều người  đọc cảm thấy xúc động và thương thay cho đôi vợ chồng này. Mình chia sẻ lại thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người chưa biết thì vào đọc nhé!

Người chòng này chính là ông Hồ Văn Cậy. Ông đã nhảy xuống biển cứu bà Nguyễn Thị Luật (là vợ ông) vì bà Luật bị sẩy chân khi đánh cá. Khi đẩy được vợ bám vào mạn thuyền thì cũng là lúc ông Cậy bị sóng cuốn trôi (có lẽ lúc này ông đã quá kiệt sức).

Chiều 10/6, lãnh đạo xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc cho biết lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thithể ông Cậy, 57 tuổi, cách vị trí gặp nạn khoảng 100 m.

hình ảnh

Bộ đội Biên phòng đang tìm kiếm ông Cậy trên vùng biển xảy ra sự việc, ảnh: VNE

Sáng hôm 9/6, trong lúc dùng thuyền cỡ nhỏ đánh cá trên vùng biển huyện Nghi Lộc, bà Luật, 53 tuổi, không may bị trượt chân rơi xuống biển. Ông Cậy lập tức nhảy xuống biển cứu vợ, ông cố gắng đẩy được bà bám vào mạn thuyền. Tuy nhiên, sau vài phút vật lộn với sóng biển, ông Cậy đuối sức, bị sóng cuốn mất tích.

Bà Luật được một số ngư dân đánh cá gần đó đưa vào bờ, chở đến bệnh viện cấp cứu, hiện đã qua cơn nguy kịch.

Khi nắm được sự việc, bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã huy động hơn 40 tàu thuyền cùng ngư dân địa phương tham gia tìm kiếm ông Cậy. Tuy nhiên do thời tiết xấu, sóng to gió lớn nên việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

Mời mọi người đọc thêm về kĩ năng cứu người bị đuối nước do Bộ Công an hướng dẫn

Tuỳ vào tình hình thực tế và năng lực của mỗi cá nhân mà có phương pháp, biện pháp cứu người bị đuối nước sao cho phù hợp. Để đảm bảo vừa cứu được người bị nạn và vừa an toàn cho người ứng cứu, chúng ta có thể chia ra một số trường hợp sau:

hình ảnh

Tùy vào từng trường hợp mà lựa chọn cách cứu người dưới nước để đảm bảo an toàn cho cả 2, ảnh: dSD

Khi người tham gia cứu nạn không biết bơi thì cần phải bình tĩnh suy xét và nhanh chóng quan sát xung quanh tìm những vật có khả năng cứu người như cành cây, can nhựa, phao cứu sinh, dây thừng hoặc các vật thể nổi khác; sau đó đưa (hoặc quăng) các vật dụng đó đến vị trí người bị nạn để họ bám, víu rồi kéo dần người bị nạn vào bờ. Cụ thể như sau:

Trường hợp nạn nhân ở gần bờ, người cứu nạn có thể sử dụng tay hoặc cành cây để kéo nạn nhân lên bờ; Trường hợp vị trí của nạn nhân ở cách xa bờ, không thể sử dụng tay hoặc cành cây để cứu, khi đó có thể sử dụng các vật như phao tròn, dây thừng…, nhanh chóng quăng đến vị trí người bị nạn để họ có thể bám vào phao, dây và bơi dần vào bờ.

Trong trường hợp người bị nạn ở quá xa bờ, vượt khỏi tầm quăng đến của các phương tiện cứu nạn như dây thừng, phao kéo… thì người cứu phải bằng mọi cách hô hoán, gọi cứu trợ để cứu người bị nạn một cách nhanh nhất có thể.

Khi người cứu nạn biết bơi nhưng chưa có kỹ năng cứu đuối nước, để cứu được nạn nhân, người cứu nạn phải thực hiện một số bước sau:

Sử dụng phao tròn (phao có dây kéo thì càng tốt) hoặc các vật thể nổi khác để bơi ra gần nạn nhân. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo thì ra ký hiệu cho nạn nhân bám vào phao rồi sau đó vừa bơi vừa kéo phao đưa nạn nhân vào bờ. Trường hợp nạn nhân đã đuối sức, người cứu nạn nên tiếp cận nạn nhân từ phía sau, đưa phao (hoặc vật thể nổi) ra phía trước mặt nạn nhân, dùng 2 tay luồn dưới 2 nách nạn nhân từ sau ra trước và bám vào phao đã đặt phía trước, giữ cho đầu nạn nhân nổi và sau đó bơi ngửa đưa nạn nhân vào bờ.

Trường hợp không có phao hoặc các vật thể nổi, người cứu nạn có thể sử dụng một sợi dây thừng buộc quanh eo mình và để dư một đoạn có độ dài nhất định để cho nạn nhân bám vào (chiều dài phần dây dư khoảng từ 3 đến 5 mét), đầu dây còn lại sẽ được cố định vào một điểm chắc chắn trên bờ hoặc do một người trên bờ giữ đầu dây.

hình ảnh

Mọi người đều cần nâng cao cảnh giác đuối nước trong mùa hè, ảnh: dsD

Khi bơi gần đến vị trí nạn nhân hãy hô to hoặc ra ký hiệu và quăng đầu dây đã để dư cho người bị nạn cầm, sau đó ra ký hiệu cho người trên bờ kéo dây vào hoặc người cứu nạn vừa bơi vừa co dây kéo theo nạn nhân di chuyển dần dần vào bờ.

Bộ Công an cũng lưu ý, mọi trường hợp cứu đuối nước, nếu nạn nhân đang vùng vẫy mạnh thì người cứu nạn tuyệt đối không được trực tiếp ôm nạn nhân và không để nạn nhân bám vào người mình. Vì khi đó, nạn nhân đang bị hoảng loạn sẽ ôm và siết chặt có thể làm cho cả nạn nhân và người cứu nạn cùng bị đuối nước.

Theo đó, người cứu nạn sẽ bơi tiếp cận từ phía sau nạn nhân, nếu nạn nhân nằm sấp thì tiến hành lật ngửa nạn nhân để phần mặt nhô cao hơn mặt nước. Tiếp đó, dùng 2 tay xốc vào nách nạn nhân từ phía sau rồi bơi ngửa đưa nạn nhân vào bờ.

Ngoài ra, người cứu nạn có thể dùng 2 tay ôm chặt 2 bên đầu nạn nhân, giữ cho nạn nhân nằm ngửa phần mặt nạn nhân nhô cao hơn mặt nước, người cứu bơi ngửa để đưa nạn nhân vào bờ.

Bơi ngửa cứu nạn nhân bị đuối nước.

Trong một số trường hợp khi nạn nhân gần chìm, tuỳ vào tình hình thực tế mà người cứu nạn có thể nắm cổ áo, nắm tóc nạn nhân từ phía sau và sử dụng kiểu bơi ếch nghiêng để kéo nạn nhân vào bờ. Lưu ý trong tất cả các trường hợp phải giữ cho mặt nạn nhân luôn ngửa và nổi trên mặt nước.

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/chuyen-cuoc-song-4690/nhay-xuong-dong-nuoc-cuu-vo-chong-bi-song-cuon-ra-di-mai-mai

By admins