Theo quy định Bộ luật Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2024, người lao động được nghỉ 11 ngày lễ, Tết và hưởng nguyên lương. Sau Tết Nguyên đán, kỳ nghỉ gần nhất là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày 30/4, 1/5.

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021 người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và được hưởng nguyên lương.

Cụ thể, Tết Dương lịch được nghỉ 1 ngày (ngày 1/1 Dương lịch); Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 Dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1/5 Dương lịch); Quốc khánh 2 ngày (ngày 2/9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 Âm lịch).

Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.

 

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc. 

Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Gần nhất, sau Tết là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10 tháng 3 Âm lịch.

Năm 2024, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch rơi vào thứ năm ngày 18/4. Đây là ngày làm việc trong tuần của người lao động nên lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 chỉ trọn 1 ngày là thứ năm ngày 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch).

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đối với ngày Ngày Chiến thắng (ngày 30/4 Dương lịch); Ngày Quốc tế lao động (1/5 Dương lịch), năm nay 2 ngày nghỉ này rơi vào ngày thứ ba, thứ tư. Đây cũng là các ngày làm việc trong tuần nên người lao động nghỉ đợt lễ này sẽ không được nghỉ bù.

Theo đó, lịch nghỉ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày, từ thứ ba ngày 30/4 đến hết thứ tư ngày 1/5.

Có một số năm, Chính phủ đã cho thực hiện việc hoán đổi ngày nghỉ, ngày làm việc để 2 ngày nghỉ lễ đợt này được dồn vào liền kề ngày nghỉ cuối tuần, người lao động có kỳ nghỉ dài hơn.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết phải được sự đồng ý của người lao động (trừ một số trường hợp công ty được điều động làm thêm giờ mà không cần người lao động đồng ý quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019).

Về mức lương làm thêm giờ, theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm dịp Tết Nguyên đán vào ban ngày được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.

Phần tiền làm thêm của người lao động được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, người lao động đi làm vào ngày nghỉ của dịp lễ, Tết được trả số tiền lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Đồng thời, nếu người lao động làm việc vào ban đêm và làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương, 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

 

By admins