Cậu bé mất do thông liên thất, bệnh lý chiếm khoảng 40% số ca bệnh tim bẩm sinh ở Trung Quốc. Anh Lưu cho biết, em bé được chẩn đoán mắc bệnh vàng da nghiêm trọng khi mới sinh và phải nhập viện vì viêm phổi khi được 3 tháng tuổi. Trong thời gian đó, các bác sỹ phát hiện ra dị tật tim.
Cậu bé đã trải qua ca phẫu thuật tim khi mới 5 tháng tuổi. Ba ngày sau ca mổ, tim của bé đột nhiên ngừng đập. Các bác sỹ đã cố gắng hồi sức và bệnh nhi phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt 1 tháng.
Sau khi cho bé xuất viện, bác sỹ khuyên vợ chồng anh Lưu ngừng điều trị y tế cho con. Người cha đau đớn chia sẻ: “Các bác sỹ thông báo với chúng tôi rằng có nhiều lỗ thủng ở tim của con và các cuộc phẫu thuật tiếp theo sẽ vô ích. Chúng tôi đau lòng và không còn hy vọng gì nữa. Nếu có khả năng chữa khỏi bệnh cho con trai, chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục tìm kiếm sự giúp đỡ y tế”.
Khi pháo hoa kết thúc cũng là lúc cậu bé qua đời. (Ảnh: 163)
Câu chuyện đau lòng này gây xúc động và nhận được nhiều đồng cảm trên mạng xã hội. Trên nền tảng Douyin, cộng đồng mạng bày tỏ sự tiếc thương và an ủi gia đình anh Lưu: “Kể từ khi trở thành một người mẹ, tôi luôn rơi nước mắt mỗi khi nghe những câu chuyện như thế này liên quan đến trẻ nhỏ”.
“Hãy yên nghỉ nhé cậu bé. Mong con được giải thoát khỏi đau đớn trên thiên đường”; “Em bé phải được đến một nơi không phải chịu đau khổ. Người mẹ không nên tự trách mình quá nhiều. Hãy yêu bản thân mình và sẽ có hy vọng cho tương lai”…
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, xảy ra do bất thường trong quá trình phát triển tim hoặc các mạch máu lớn liên quan khi trẻ còn trong bụng mẹ. Đây là tình trạng mà cấu trúc tim không phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến rối loạn chức năng tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Nguyên nhân chính gây bệnh tim bẩm sinh vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố được cho là góp phần làm tăng nguy cơ:
– Yếu tố di truyền: Một số trường hợp bệnh tim bẩm sinh có liên quan đến các hội chứng di truyền hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim.
– Nhiễm trùng trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai mắc các bệnh nhiễm trùng như rubella trong 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh.- Sử dụng thuốc hoặc hóa chất độc hại: Việc tiếp xúc với các chất độc hại, sử dụng thuốc không đúng chỉ định trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai nhi.- Bệnh lý của mẹ: Bà bầu mắc các bệnh như tiểu đường không kiểm soát, lupus ban đỏ hoặc béo phì cũng có nguy cơ sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ chào đời hoặc trong những tháng đầu tiên. Một số dấu hiệu phổ biến gồm:
– Trẻ thở nhanh, khó khăn, thậm chí có biểu hiện ngưng thở.
– Da, môi và móng tay có màu xanh tím, đặc biệt khi trẻ khóc hoặc vận động mạnh.- Trẻ bú kém, dễ mệt mỏi và không tăng cân.- Phù chân, tay hoặc bụng do suy tim.- Nhịp tim bất thường, tiếng tim lạ khi bác sĩ khám.- Tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm
Phát hiện bệnh tim bẩm sinh sớm là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tiên lượng cho trẻ. Các phương pháp chẩn đoán hiện đại như siêu âm tim thai, siêu âm Doppler màu, và đo điện tâm đồ có thể xác định chính xác bệnh từ giai đoạn sớm.
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ dùng thuốc, can thiệp nội khoa cho đến phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế cấu trúc tim. Với những tiến bộ y học hiện nay, nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh được điều trị thành công, có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Nguồn : https://www.webtretho.com/f/noi-dung-lam-me-3948/video-em-be-qua-doi-tren-tay-me-khi-xem-phao-hoa-truoc-hien-nha-khien-hang-trieu-nguoi-roi-le