Cụ thể, bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, bao gồm cả dạy học các môn học, tổ chức hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ chính khóa, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy. Việc thí điểm này áp dụng với khối 6, 7, 8, 10, 11.

Sẽ có 14 trường THPT tại 13 huyện, thành thị trong tỉnh Phú Thọ triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần. Còn tại khối THCS, mỗi phòng GD&ĐT sẽ thực hiện thí điểm ít nhất với một trường đủ điều kiện áp dụng.

Sở GD&ĐT Phú Thọ yêu cầu các trường thực hiện thí điểm phải được sự thống nhất, đồng thuận của đội ngũ giáo viên, cán bộ, học sinh, phụ huynh nhà trường. Đồng thời, trường đảm bảo thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình chính khóa theo quy định của Bộ GD&ĐT.

mgid.com, 843937, DIRECT, d4c29acad76ce94f

 

 

Tháng 9/2024, UBND tỉnh Lai Châu cũng quyết định cho học sinh đến trường từ thứ Hai đến Sáu, nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật theo đề xuất của Sở GD&ĐT tỉnh. Tỉnh này nêu rõ, việc triển khai dạy và học 5 ngày/tuần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, hoàn thành nội dung, chương trình giáo dục phổ thông mới theo kế hoạch thời gian năm học.

Nha Trang (Khánh Hòa), Lào Cai là 1 trong số những địa phương đầu tiên triển khai việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật.

Theo đó, Lào Cai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần bắt đầu từ năm học 2019-2020. Sau 5 năm thực hiện thí điểm tỉnh ghi nhận được nhiều kết quả tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học. Hiện Lào Cai tiếp tục thực hiện dạy 5 ngày/tuần, nghỉ thứ Bảy với cấp tiểu học và THCS; chưa thực hiện ở bậc THPT do điều kiện cấp học này chưa đáp ứng.

Từ đầu năm học 2024 – 2025, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, nghỉ ngày thứ Bảy, Chủ nhật với học sinh THCS tại thành phố Hà Tĩnh.

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh yêu cầu Phòng GD&ĐT TP rà soát, nghiên cứu kỹ, đảm bảo điều kiện khi triển khai. Đặc biệt, phải đảm bảo thời lượng học tập theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và phù hợp với thực tiễn, xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trong các nhà trường khoa học, hợp lý, khảo sát lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh, học sinh để tạo sự đồng thuận.

Tại Nghệ An, nhiều trường THCS ở TP Vinh và các huyện miền núi thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ Bảy từ năm 2023, căn cứ trên cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng lịch học 2 buổi/ngày.

Tại Hà Nội, việc nghỉ học thứ Bảy được áp dụng với phần lớn các trường tư thục và trường THCS chất lượng cao. Ở khối công lập, hai trường áp dụng chính sách này là trường THPT Phan Huy Chú và trường THPT Yên Hòa.

Về vấn đề này, từ năm 2019, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn về việc dạy học hai buổi mỗi ngày với cấp THCS và THPT. Theo đó, nếu dạy cả ngày, các trường không được dạy quá 4 tiết buổi sáng với bậc THCS, 5 tiết với THPT.

Số tiết tối đa buổi chiều là 3 tiết, tối đa 1 tuần là 42 với cấp THCS và 48 với cấp THPT. Các trường được chủ động trong việc bố trí lịch học 5 hoặc 6 ngày/tuần. Tuy nhiên, việc triển khai học 2 buổi/ngày và 5 ngày/tuần liên quan tới cơ sở vật chất, số phòng học cũng như đội ngũ giáo viên.

Việc sắp xếp thời gian cho các em khối THCS và khối THPT được nghỉ ngày thứ Bảy nhận được hầu hết sự đồng ý của các bậc phụ huynh và các em học sinh bởi kéo dài thời gian nghỉ ngơi và tăng tính tập trung cho việc học trong tuần.

 

 

Việc cho học sinh nghỉ học vào thứ 7, chỉ học từ thứ 2 đến thứ 6, đang trở thành xu hướng được nhiều quốc gia và trường học áp dụng nhằm cải thiện chất lượng giáo dục và cân bằng cuộc sống của học sinh. Chính sách này không chỉ mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, tinh thần mà còn góp phần nâng cao hiệu quả học tập và sự phát triển toàn diện của học sinh.

1. Giảm căng thẳng và áp lực học tập

Học sinh hiện nay phải đối mặt với khối lượng kiến thức lớn cùng lịch học dày đặc, dễ dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi. Việc giảm số ngày học xuống còn 5 buổi mỗi tuần giúp học sinh có thêm thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Điều này đặc biệt quan trọng để trẻ có tinh thần thoải mái, khả năng tập trung tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn trong học tập.

2. Tăng thời gian dành cho gia đình và các hoạt động ngoài trời

Thứ 7 là cơ hội để học sinh dành thời gian cho gia đình, tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc vui chơi ngoài trời. Những khoảnh khắc này không chỉ giúp tăng cường tình cảm gia đình mà còn kích thích sự phát triển kỹ năng xã hội, thể chất và sáng tạo. Các em có thể tham gia các câu lạc bộ, rèn luyện thể thao, hoặc thực hiện sở thích cá nhân, giúp phát triển toàn diện hơn.

3. Cân bằng giữa học tập và cuộc sống

Việc chỉ học 5 buổi một tuần giúp học sinh cân bằng giữa việc học tập và các khía cạnh khác của cuộc sống. Học không chỉ là tiếp thu kiến thức mà còn là sự phát triển về nhân cách, kỹ năng mềm và sức khỏe tâm lý. Một tuần học ngắn hơn tạo cơ hội để các em tham gia hoạt động tình nguyện, khám phá bản thân và xây dựng tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.

4. Định hình lối sống lành mạnh

Việc nghỉ học thứ 7 tạo điều kiện để học sinh hình thành lối sống lành mạnh, tránh bị cuốn vào vòng xoáy học hành quá mức. Thời gian nghỉ ngơi hợp lý giúp các em duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm thấy hứng thú hơn khi đến lớp.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/cong-dong-hieu-luat/tuyet-voi-7-tinh-thanh-cho-hoc-sinh-nghi-thu-7-chi-hoc-5-ngay-moi-tuan?

By admins