Các loại sữa bột cho người già, trẻ em đang gắn mác “xách tay Mỹ”, “xách tay Australia” đăng bán tràn lan trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo đang tràn về các vùng nông thôn, thành phố nhỏ.

Sữa bột nhái thương hiệu gắn mác  Các loại sữa bột, thực phẩm chức năng gắn mác “xách tay” đang được bán tràn lan trên mạng xã hội. Ảnh: Anh Vũ

Khó kiểm chứng nguồn gốc xuất xứ

Việc khó xác định nguồn gốc và chất lượng các sản phẩm sữa rao bán trôi nổi trên mạng xã hội hay các nền tảng thương mại điện tử khiến nhiều người tiêu dùng thời gian gần đây chuyển hướng sang mua ở các cửa hàng, đại lý lớn.

Trao đổi với PV Lao Động chiều ngày 19.7, chị Hoàng Lê Huyền (27 tuổi, sinh sống tại Thái Nguyên) cho biết, do công việc bận rộn, trước đây vợ chồng chị không có nhiều thời gian đi tới các cửa hàng để chọn mua đồ cho con. Vì thế, việc mua sữa bột hay các sản phẩm chăm sóc trẻ phần lớn đều dựa vào khâu mua hàng online hoặc nhờ ông bà mua hộ.

Tuy nhiên, chị Huyền chia sẻ, do rất khó kiểm chứng nguồn gốc, phân biệt thật giả và cũng nhiều lần suýt mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Do đó, gần đây chị không còn mua sữa bột online trên mạng nữa mà thường đặt từ cửa hàng đại lý lớn.

Đây không phải là vấn đề hiếm gặp với các mẹ bỉm sữa và những gia đình có con nhỏ. Dạo một vòng qua Facebook Marketplace, nơi Facebook cho phép người dùng đăng bán đồ tự do, hay các hội nhóm trên Zalo cũng như các diễn đàn nổi tiếng, không khó để bắt gặp một số tài khoản đang rao bán các loại sữa bột, sữa cho trẻ em, người già hay người bệnh.

Hầu hết các bài đăng đều quảng cáo đây là sản phẩm “xách tay” của các hãng sữa nổi tiếng như Abbott, Similac từ Mỹ hay Australia và bán với nhiều mức giá khác nhau, trong đó có những sản phẩm khá “hot” và được ưa dùng tại thị trường Việt Nam như sữa bột Ensure Gold.

Lợi dụng tâm lý mê hàng ngoại nhập của một số người tiêu dùng, lượng sữa giả trên thị trường đang ngày càng gia tăng. Không chỉ sử dụng mác “sữa ngoại” để bán hàng giả, nhiều người thậm chí còn tiếp cận những gia đình có con nhỏ với mục đích mua lại những vỏ hộp sữa bột đã qua sử dụng với giá cao, sau đó mang về và đóng gói lại rồi đem bán.

Do vậy, việc phân biệt các loại sữa giả trở nên rất khó khăn và rất được quan tâm trên mạng khi có rất nhiều trang web, diễn đàn đã đăng bài hướng dẫn cách phân biệt sữa giả và sữa thật.

aa                           Người dùng mạng xã hội có thể đăng bán hàng tự do trên các nền tảng như Facebook, Zalo, biến chúng thành một nền tảng béo bở cho những kẻ bán hàng giả, hàng nhái trà trộn. Ảnh: Anh Vũ         Skip in 6     FRISO GOLD PRO MỚI concung.com Tìm Hiểu Thêm

Sửa nhái nhãn hiệu tràn về nông thôn

Trong buổi làm việc với Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Thanh Bình cách đây ít ngày, bà Vũ Thị Hồng Yến – Luật sư Chủ điều hành – Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam, người đại diện Sở hữu công nghiệp của hãng sữa Abbott tại Việt Nam – cho biết qua xác minh, khảo sát thực tế tại thị trường trong nước, hãng phát hiện hơn 700 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm.

Bao bì hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sử dụng dấu hiệu khó phân biệt đối với nhãn hiệu của Abbott về cả hình thức, phát âm và font chữ hoặc màu sắc.

Ngoài ra có khoảng 100 doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xâm phạm quyền của Abbott tại Việt Nam với các hình thức xâm phạm rất tinh vi, chuyên nghiệp.

Đáng chú ý, bà Yến cho biết thêm, thay vì các thành phố lớn, hiện nay, các sản phẩm bị xâm phạm thường được những kẻ làm giả đưa về tiêu thụ tại khu vực nông thôn, các tỉnh, thành phố nhỏ. Tại đây, chúng thường bán tại các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ hoặc bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, icheck.vn.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Thanh Bình cho hay, chỉ tính từ năm 2018 đến năm 2022, lực lượng này đã kiểm tra, xử lý 119.497 hộp, trên 10.000 chai/lon, 2.035 thùng, sản phẩm sữa các loại cho người lớn và trẻ em, trong đó có các sản phẩm mang nhãn hiệu của Abbott như Ensure, Pediasure, Similac.

“Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng uy tín thương hiệu của hãng nhằm trục lợi, nhập lậu các sản phẩm từ nước ngoài dưới hình thức hàng xách tay để kinh doanh tại thị trường Việt Nam”.

Ông Bình cho biết thêm một số đối tượng sản xuất đã thu mua các vỏ hộp sữa bằng kim loại cũng như bằng giấy đã qua sử dụng về để vệ sịnh lại, sau đó đóng gói các sản phẩm sữa bột cũng như sữa nước giả sản phẩm của Abbott để bán ra ngoài thị trường. Do vậy, về mặt cảm quan ban đầu là rất khó phát hiện.

Thực tế tình trạng sữa xách tay không rõ nguồn gốc đã tồn tại từ lâu tại Việt Nam, một phần do tính “sính ngoại” cho rằng sữa ở nước ngoài “xịn” hơn, bổ dưỡng hơn sữa nội.

Ngay từ năm 2016, Công ty Meiji Nhật Bản đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng của Việt Nam, cảnh báo sữa Meiji có nguồn gốc từ Nhật Bản đang bán trên thị trường Việt Nam không đạt chuẩn và có nguy cơ là hàng giả.

By admins