Marburg là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỉ lệ tử vong cao từ 50 – 88%.

Virus Marburg diễn biến phức tạp, tỉ lệ tử vong cao. Đồ hoạ: Phương Anh

Theo báo Lao động, tại châu Phi, Bộ Y tế Rwanda vừa xác nhận thêm 7 trường hợp mới nhiễm virus Marburg, nâng tổng số trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh ở nước này lên 56 người. Theo thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ cuối tháng 9.2024, Rwanda đã xuất hiện ca đầu tiên mắc bệnh Marburg.

Đến 10.10, đã ghi nhận tổng số 58 trường hợp mắc, trong đó có 13 trường hợp tử vong, khoảng 70% trường hợp bệnh là nhân viên y tế.

Virus Marburg là gì?

Marburg là một virus thông qua động vật trung gian để gây bệnh, cụ thể là loài dơi ăn quả tại châu Phi Rousettus aegyptiacus. Tên của virus được lấy từ phòng thí nghiệm Marburg nước Đức, nơi phát hiện ra loại virus này vào năm 1967.Bệnh do virus Marburg gây ra rất khó chuẩn đoán, có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 – 21 ngày, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như: Sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau người. Ngày thứ 5 có thể xuất hiện phát ban, cảm giác rát trên thân mình. Ngoài ra còn kèm theo buồn nôn, đau ngực, đau bụng, đau họng, tiêu chảy, vàng mắt, có biểu hiện xuất huyết, mê sảng đi vào sốc và dẫn đến suy gan, suy đa tạng có thể dẫn đến tử vong.Để chẩn đoán virus Marburg cần sử dụng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như Elisa và PCR. Đối với các bệnh nhân tử vong có thể lấy máu hoặc các mẩu sinh thiết tại các tổ chức của cơ thể để làm nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc nuôi cây để phát hiện ra virus.Hiện nay bệnh chưa có vaccine hay thuốc kháng virus đặc hiệu để điều trị. Người mắc bệnh do virus Marburg sẽ phải cách ly nghiêm ngặt và phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ như bù nước điện giải, chống xuất huyết, nếu có biểu hiện suy đa tạng thì cần thở oxy, hồi sức… Tuy nhiên với tỉ lệ tử vong khá cao, thường những người mắc bệnh đều có tiên lượng nặng.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra chỉ đạo khẩn

Trước tình hình dịch bệnh do virus Marburg gây ra đang diễn biến phức tạp ở châu Phi, Cục Y tế dự phòng đưa ra công văn khẩn giám sát, kiểm soát dịch bệnh, tránh để bùng phát ở nước ta.

 

 

Cục Y tế dự phòng có văn bản khẩn số 1006/DP-DT gửi các Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố liên tục cập nhật thông tin về các quốc gia đang ghi nhận bệnh nhân mắc virus Marburg; giám sát chặt chẽ các đối tượng nhập cảnh, quá cảnh vào Việt Nam từ các vùng có dịch; thực hiện đầy đủ biện pháp phòng hộ cá nhân đối với cán bộ y tế, người dân có tiếp xúc với người nghi ngờ hay đã mắc bệnh; chuẩn bị sẵn sàng phòng, khu vực cách ly tạm thời cho các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh.

Ngoài ra, Cục Y tế dự phòng gửi Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur hướng dẫn, tập huấn giám sát và các biện pháp phòng chống bệnh, lấy mẫu, vận chuyển an toàn; tiếp nhận mẫu bệnh phẩm chuẩn đoán xác định mắc virus Marburg; tăng cường năng lực xét nghiệm, tích cực rà soát, sẵn sàng đáp ứng ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

By admins