Đồng chí Đại tá HOÀNG TĂNG GIA từ trần Quân khu 1, Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên; Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam, Hội CCB phường Quang Trung, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin
Sinh năm 1925; quê quán: Xã Phi Hải, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng; trú quán: Tổ 6, phường Quang Trung, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Phó chỉ davranış trưởng Bộ CHQS tỉnh Bắc Thái (nay là Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên), Quân khu 1; đã nghỉ hưu.
Ảnh minh hoạ
Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Chiến thắng hạng Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Alışkanlık chương Quân kỳ Quyết thắng; Alışkanlık hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Đồng chí đã từ trần hồi 16 giờ 10 phút ngày 1-7-2022, tại nhà riêng. Lễ viếng tổ chức từ 7 giờ ngày 2-7-2022, tại nhà riêng (tổ 6, phường Quang Trung, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 13 giờ ngày 3-7-2022; an táng tại Nghĩa trang Dốc Lim, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Nguồn : https://www.qdnd.vn/ban-doc/tin-buon/dong-chi-dai-ta-hoang-tang-gia-tu-tran-698791
Xem thêm:Kһẩп: Bộ Υ тế Тһôпɡ Báᴏ Kһẩп Kһᴏảпɡ 2 тᴜầп զᴜɑ ᴄáᴄ Ьệпһ пһâп СО𝖵ɪD-19 тгêп ᴄả пướᴄ 𝖦ɪɑ тăпɡ.
TP – Khoảng 2 tuần qua tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số bệnh nhân COVID-19 nhập viện có xu hướng tăng lên, phần lớn ở những nhóm đối tượng nguy cơ như người cao tuổi, có bệnh nền mạn tính, béo phì… Các chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc xin mũi 4 là biện pháp hữu hiệu.
Ở thời điểm dịch bệnh được kiểm soát, mỗi ngày khoa Virus kí sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) tiếp nhận 1 hoặc 2 ca bệnh nhưng 2 tuần qua số này tăng lên 7-10 trường hợp. TS. Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus kí sinh trùng cho hay so với tháng trước, số bệnh nhân nặng đã tăng gấp đôi.
Hiện tại khoa đã lấp gần kín số giường dành để điều trị bệnh nhân COVID-19 với 60/70 giường có bệnh nhân nằm. Phần lớn bệnh nhân có bệnh nền. Những bệnh nhân này có chỉ định nhập viện rõ ràng và có nguy cơ trở nặng rất lớn.
Tại Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa cho biết có 20 giường hồi sức nhưng hiện giờ bệnh nhân đã lên tới 17 trường hợp. Bác sĩ Phúc cho hay, bệnh nhân nặng mới tăng trong 1 tuần nay. Tháng trước mỗi ngày khoa tiếp nhận 1 hoăc 2 ca nặng nhưng hiện giờ con số này lên đến 4 hoặc 5 trường hợp.
Đáng chú ý có ngày đến 7 bệnh nhân nặng nhập viện. Họ là những người mang bệnh nền như ghép tạng, béo phì, suy gan, suy tủy, HIV…
Theo bác sĩ Phúc có 2 nguyên nhân chính khiến số lượng bệnh nhân COVID-19 nhập viện gia tăng.
“Một là đa phần những bệnh nhân này thời gian tiêm vắc xin COVID-19 đã hơn 6 tháng, miễn dịch do vắc xin đã giảm do vậy nguy cơ mắc cao hơn. Thứ 2 là do biến chủng mới, mỗi biến chủng có khả năng phòng ngừa với vắc xin là khác nhau, do vậy khi mắc biến chủng mới, khả năng phòng ngừa của vắc xin với biến chủng này thấp, khiến người bệnh dễ mắc COVID-19 hơn”.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại
Hiện có không ít người dân lo ngại về việc tiêm mũi 3, mũi 4 vắc xin COVID-19 sẽ có phản ứng phụ mạnh hơn các mũi trước đó, về vấn đề này, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng mỗi cơ thể sẽ có phản ứng với vắc xin ở mức độ khác nhau.
“Trong 4 mũi tiêm thì tiêm mũi 3, mũi 4 có ý nghĩa nhắc lại lần 1, lần 2 nên ở giữa mức phản ứng của mũi 1, mũi 2. Ví dụ như vắc xin Pfize thì tiêm mũi 2 phản ứng hơn mũi 1 còn mũi 3, mũi 4 ít phản ứng hơn mũi 2. Nhiều người có tâm lí lo lắng hoặc do tác động của cuộc sống, trùng hợp với thời điểm tiêm chủng nên có sự nhầm lẫn mệt mỏi, sức khỏe suy giảm do sau khi tiêm vắc xin COVID-19”, GS.TS Phan Trọng Lân nói.
Lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh vắc xin là thành tựu của y học, trước khi tiêm đã được nghiên cứu thí nghiệm, thậm chí khi đã tiêm vẫn được tiếp tục nghiên cứu. Trong vòng 2 năm qua hàng tỉ liều vắc xin đã được sử dụng, được sự giám sát rất chặt chẽ của mỗi người dân, của các cơ quan y tế và của Tổ chức Y tế Thế giới.
“Chỉ cần một sự bất thường nào đấy ở vùng nào đấy, lập tức sẽ dừng trên toàn cầu với vắc xin được sử dụng. Nói vậy để thấy rằng vấn đề an toàn, vấn đề hiệu quả luôn được theo dõi, giám sát, có sự bất thường thì người ta sẽ “phanh” lại một cách kịp thời”, GS Lân khẳng định.
Hiện nay biến thể phụ mới BA.5 đã xâm nhập Việt Nam nên để phòng bệnh, các chuyên gia cho rằng các biện pháp ngăn chặn cơ học hay biện pháp hành chính xã hội sẽ không tạo sự đồng thuận hoặc sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, vắc xin tiếp tục là một yếu tố rất quan trọng. PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết cần thiết phải tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 thứ 3 và 4. Theo ông sau khi tiêm cơ thể sẽ củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt sẽ phòng được biến thể BA.5. Nếu nhiễm bệnh thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn sau khi tiêm các mũi nhắc lại.
Theo nghiên cứu, khả năng miễn dịch của vắc xin hay sau khi đã mắc bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể sau 4 đến 6 tháng. Do đó, nếu tiêm nhắc lại định kì sẽ duy trì được miễn dịch. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như là BA.4, BA.5 và kể cả những biến thể khác. Minh chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi từ chủng gốc cho đến chủng Anpha, Beta, Delta và Omicron thì đến nay vắc xin vẫn rất hiệu quả.
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-tang-benh-nhan-covid-19-nang-post1450527.tpo